Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Bảo đảm cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình góp phần thực hiện hiệu quả chương trình điều chỉnh mức sinh
Lượt xem: 806

Ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”. Chương trình đặt mục tiêu duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Bảo đảm cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình góp phần thực hiện hiệu quả chương trình điều chỉnh mức sinh

 Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, ngày 01/4/2021, UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch số 743/KH-UBND thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 của tỉnh Cao Bằng với mục tiêu đến năm 2025 tổng tỷ suất sinh trên địa bàn toàn tỉnh đạt 2,1 con/phụ nữ (đạt mức sinh thay thế) và duy trì mức sinh thay thế, quy mô dân số đến năm 2030 khoảng 561.362 người; trong đó, giải pháp trọng tâm là mở rộng tiếp cận các dịch vụ KHHGĐ/SKSS và các dịch vụ có liên quan, bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, sử dụng dịch vụ KHHGĐ không phân biệt giới, người đã kết hôn, người chưa kết hôn; tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS ở những địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Nhằm tạo cơ hội cho các tất cả các nhóm đối tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ KHHGĐ và các dịch vụ dân số khác, ngày 29/7/2021 Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành Nghị quyết số 53/2021/HĐND quy định một số chính sách hỗ trợ công tác dân số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 - 2030, cung cấp miễn phí phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho các đối tượng thuộc hộ nghèo và Nghị quyết số 55/2021/NQ-HĐND quy định về một số cơ chế, chính sách xã hội hoá công tác dân số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2030, trong đó quy định các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ theo hình thức xã hội hóa đảm bảo chất lượng, đáp ứng theo nhu cầu của mọi người dân.

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, dịch vụ KHHGĐ được phân tuyến kỹ thuật cho cơ sở y tế các cấp. ngoài các cơ sở y tế công lập (05 Bệnh viện đa khoa, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, 10 Trung tâm Y tế huyện, thành phố và 161 Trạm Y tế) còn có sự tham gia cung cấp dịch vụ KHHGĐ của 25 cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần cho mọi người dân được tiếp cận dễ dàng, sử dụng thuận tiện dịch vụ KHHGĐ theo cả 2 hình thức miễn phí và xã hội hoá. Tính đến hết tháng 6/2022, 161 Trạm Y tế đều có nhân lực (bác sĩ hoặc y sĩ sản nhi hoặc hộ sinh) thực hiện được cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại Trạm Y tế (đạt 100%).

Hàng năm, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) vẫn tăng, do vậy nhu cầu sử dụng phương tiện tránh thai cũng rất cao, năm 2020 là 144.012 người, năm 2021 tăng lên 148.841 người, đến quí I/2022 tăng lên 149.500 người. Kết quả, tính đến hết quý I/2022, có 62.253 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đang sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Tỉnh vẫn thuộc nhóm tỉnh có mức sinh cao, do vậy việc bảo đảm cung cấp đầy đủ phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho tất cả các đối tượng (các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, người đơn thân, vị thành niên, thanh niên có nhu cầu sử dụng để tránh thai) là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt động công tác dân số đều do ngân sách địa phương đảm nhiệm, chính sách dân số của tỉnh mới chỉ hỗ trợ cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thuộc hộ nghèo, còn các đối tượng khác tự chi trả phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ theo kênh xã hội hoá khi có nhu cầu sử dụng.

Để bảo đảm cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình góp phần thực hiện hiệu quả chương trình điều chỉnh mức sinh, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh đang tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục vận động thay đổi hành vi dân số; vận động các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, internet, mạng xã hội trong tuyên truyền, vận động về kế hoạch hóa gia đình, lồng ghép với các hoạt động truyền thông của các Chương trình, Đề án khác; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục dân số sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và giới tính trong nhà trường phù hợp với từng cấp học, lứa tuổi; phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, cung cấp dịch vụ KHHGĐ thường xuyên, liên tục phù hợp với từng vùng, đối tượng theo từng giai đoạn.

 

Huyền Hương

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang