Chức năng, nhiệm vụ của Phòng kế hoạch Nghiệp vụ

         PHÒNG KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ

       Phòng Kế hoạch nghiệp vụ là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về:

-      Kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng, trạm y tế xã, thị trấn.

-      Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn.

-      Tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn của Trung tâm y tế.

1.   Căn cứ vào nhiệm vụ của trung tâm, Tham mưu cho Giám đốc hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch để thực hiện các mặt hoạt động của Trung tâm y tế từ y tế dự phòng đến hoạt động điều trị.

2.   Tổ chức, theo dõi, đôn đốc, đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế Trung tâm để báo cáo Giám đốc xem xét, chỉ đạo.

3.   Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong đơn vị và tuyến dưới. Phối hợp với các trường để tổ chức thực hành cho học viên.

4.   Tổng kết đánh giá công tác chuyên môn từ dự phòng đến điều trị, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn đơn vị.

5.   Tổ chức việc điều hòa phối hợp công tác giữa các khoa, phòng, Trạm Y tế trong đơn vị, giữa đơn vị với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Trung tâm và thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh

6.   Thực hiện chỉ đạo tuyến để chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến dưới.

7.   Tổ chức thực hiện công tác hợp tác quốc tế theo kế hoạch của đơn vị và quy định của Nhà nước.

8.     Đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ bệnh án theo quy định.

9.   Xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của đơn vị để trình Giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên.

10.   Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, báo cáo Giám đốc và cơ quan cấp trên.

11.   Chuẩn bị các phương án phòng chống cháy nổ, thiên tai, thảm hoạ và các trường hợp bất thường khác để trình Giám đốc và tổ chức thực hiện.

12.   Căn cứ kế hoạch chung của đơn vị lập dự trù, kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong đơn vị, trình Giám đốc duyệt và tổ chức thực hiện việc cung ứng đầy đủ thiết bị y tế, vật tư tiêu hao theo kế hoạch được duyệt.

13.    Tổ chức duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế kịp thời.

14.   Xây dựng phương án lắp đặt, cải tạo máy theo quy phạm Việt Nam, tiêu chuẩn Việt Nam để trình cấp trên phê duyệt theo thẩm quyền.

15.   Lập hồ sơ, lý lịch cho tất cả các loại máy, xây dựng quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy. Đối với những máy đắt tiền, quý hiếm phải có người trực tiếp bảo quản sử dụng theo quyết định của Giám đối.

16.   Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kì và đột xuất việc sử dụng và bảo quản thiết bị y tế. Mỗi lần kiểm tra phải ghi nhận xét và ký tên vào hồ sơ lý lịch máy.

17.   Kiểm tra công tác bảo hộ lao động, đặc biệt đối với các máy tối nguy hiểm theo danh mục quy định của Nhà nước.

18.   Tổ chức học tập cho các thành viên trong đơn vị hoặc các đơn vị, bộ phận tuyến dưới học tập về bảo quản, sử dụng, sửa chữa thiết bị y tế nhằm nâng cao tay nghề và sử dụng thiết bị y tế có hiệu quả.

19.   Tham mưu cho Hội đồng khám sức khỏe Nghĩa vụ quân sự: nhân sự toàn khác và tổ chức khác.

20.    Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc giao.

Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập